Posts

Showing posts from April, 2017

NGƯỜI MỸ ĐÃ DẠY TRUYỆN LỌ LEM NHƯ THẾ NÀO?

Image
Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi. Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi? Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella. Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì? HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm! Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng ph...

Quy trình xây dựng, biên soạn và thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo nghề

Image
1. Cơ sở pháp lý: - Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – TBXH, Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp (Đối với chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp); - Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động – TBXH, Quy định về đào tạo đào tạo thường xuyên (Đối với chương trình đào tạo nghề dưới 03 tháng); - Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 07 năm 2010 của Bộ tài chính-Lao động TBXH về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án "đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" ban hành theo quyết định số 1956/QĐ-TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ; 2. Văn bản nên tham khảo: - Các  chương trình   đào tạo  nghề phi nông nghiệp do Tổng cục Dạy nghề ban hành; - Các  chương trình   đào tạo  nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành; - Các  chương trình , giáo trình, tài liệu khác  (Lưu ý: Nên  sử dụng  các tài liệu có ngu...

Bức tứ bình của người quản lý

Image
Bức tứ bình của người quản lý là một cẩm nang dành cho nhà quản lý, bao gồm các nội dung và phương pháp thực hiện cá nội dung của nhà quản lý. Các chức năng quản lý BỨC TỨ BÌNH CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ Ổn Kế Kỷ Chân Thích Tổ Bỉ Thiện Tăng Đạo Thế Mỹ Phát Kiểm Thời Lợi Chuyên Quyết Biến Đạo Hình Điều Chỉ Pháp Đức Thông Túc Công Bức tứ bình này gồm 04 câu, mỗi câu có 07 chữ. Trong mỗi câu, 04 chữ đầu là nội dung cần làm của nhà quản lý, 02 chữ cuối là phương pháp để thực hiện các nội dung đó. Câu 1 là Mục tiêu quản lý; Câu 2 là nội dung nhà quản lý phải thực hiện; Câu 3 là động lực để thực hiện; Câu 4 là giá trị mang lại. 1. Câu 1: MỤC TIÊU: Ổn – Thích – Tăng – Phát – Chuyên- Hình - Đức Người quản lý cần đạt được các mục tiêu sau: Ổn Ổn định Thích Thích ứng, thích nghi Tăng Tăng trưởng Phát Phát triển Muốn vậy cần: Chuyên Năng lực chuyên môn Hình Hình thức - Ở đây ...

Có đôi khi dừng lại cũng là một bước đi khôn ngoan

Image
Hãy cho mình chút thời gian khi cứ phải mệt mỏi để chạy đua trên đường đời tấp nập ấy, hãy bước ra ngoài và nhìn cuộc sống như một khán giả. Có đôi khi dừng lại cũng là một bước đi khôn ngoan Cuộc sống  và con người ta luôn thay đổi, như những cơn gió không bao giờ ngừng hoạt động. Mà gió trời thì làm sao giữ. Duyên giữa người với người, níu giữ bằng gì đây. Ta mải miết, không có nghĩa họ cũng mải miết. Vậy chỉ cần đừng quá quyến luyến, đừng quá kỳ vọng. Rồi mọi sự sẽ lại an yên. Phải không? Có người phí hoài cả một quãng đời son trẻ mà buông hoài vẫn không dứt được ngày cũ, đến nỗi các khớp tay đã đơ hết cảm giác nhưng vẫn còn nắm chặt lấy toàn những trống không. Nhưng cũng có người, chỉ một sáng tỉnh dậy, thấy lòng hết yêu là hết yêu, nhẹ hơn cả gió thu vờn lá trên mặt đường xao xác. Bởi với họ, buông tay chẳng qua chỉ là chuyện cầm lên được thì đặt xuống được, đến cả con tim một phút còn thay nhịp đập mấy chục lần thì huống hồ phải bận lòng đến cử động bàn tay...